8/12/10

Thế mà là vô văn hóa ư?*

Đọc một số bào báo trên Vnexpress, Vietnamnet,...thấy các ông, bà nghị của Hàn Quốc và trước đây là của Đài Loan đánh nhau toán loạn ngay trên nghị trường, kể các lúc truyền hình quốc gia và quốc tế đang tường thuật trực tiếp. Nhiều người trong chúng ta thường bĩu môi, tự hỏi tại sao là các nghị sỹ mà đánh nhau một cách vô văn hóa và bạo lực như vậy? Vậy nhưng, đấy là việc chúng ta chỉ nhìn thấy hiện tượng mà chưa hiểu rõ bản chất. 
Bản chất của việc này chứng tỏ một điều, sức ép về dân cử ở các nước này là rất có sức nặng. Các đại biểu của nhân dân (nói theo ngôn ngữ Việt Nam) thật sự làm việc vì dân đấy chứ!
Thông thường, đại biểu quốc hội của các nước trên thế giới cũng giống như Việt Nam là đại diện cho nhân dân ở một khu vực địa lý. Và lẽ dĩ nhiên, họ phục vụ cho những nhóm lợi ích nhất định, là những người sẽ quyết định ngân khố cho hoạt động cũng như sự nghiệp chính trị cho chính những ông, bà nghị này. Chính vì việc, sự nghiệp chính trị, kinh tế của họ được quyết định bởi nhân dân vì vậy cách thể hiện quan điểm của họ trên nghị trường sẽ quyết định việc họ có được nhân dân bầu hay không. Nếu họ không làm " hài lòng" những người dân mà họ đại diện thì nguy cơ đến khóa tiếp theo họ sẽ không còn được ủng hộ nữa. Và nếu họ thể hiện quan điểm, mong muốn và lợi ích của những người mình đại diện thì lúc đó họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với nhân dân.
Chính vì vậy, chúng ta khá ngạc nhiên khi thấy các nghị sỹ cư xử với nhau "côn đồ" như vậy. Đó là sự thể hiện với nhân dân rằng họ đã làm tròn nghĩa vụ và bộn phận của mình đối với những người mà mình đại diện.
Có khi chúng ta thấy đấy không phải là cách cư xử văn hóa, nhưng đó là một biểu hiện cho một nền chính trị lành mạnh, ở đó những người đại biểu nhân dân đã làm hết sức mình để phục vụ cho lợi ích của những người mà họ đại diện.
Nếu nhìn vào tình hình của quốc hội Việt Nam, ngoài những ông nghị làm cho nhân dân cảm thấy khá hài lòng (mà nói theo ngôn ngữ người miền Nam là "đã") như : GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Dương Trung Quốc, GS Nguyễn Lân Dũng, Lê Văn Cuông...thì khá nhiều các vị nghị sỹ của quốc hội Việt Nam là các "ông nghị gật" .Có khi "vô văn hóa" như các ông nghị Hàn Quốc và Đài Loan cũng không đến nỗi tệ.
Thế mà là vô văn hóa ư?
-----------
(*) Title này tôi nhái theo tên của một cuốn sách rất hay do nhà xuất bản tri thức xuất bàn là "Thế mà là nghệ thuật ư?" do dịch giả Như Huy dịch.

5/12/10

Từ "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung" nghĩ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam


Nhân đọc bài "Khi nỗi đau con người là cơ hội kinh doanh béo bở " về chương trình "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung" diễn ra tại TP.HCM đêm 11/11/2010, tôi cũng như nhiều bạn đọc tất nhiên sẽ rất đau lòng và phẫn nộ.
Chợt nhớ tới vấn đề Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) cũng như Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibilities- CSR), mà của những ông chủ và chính các doanh nghiệp: tổ chức phiên đấu giá “lừa” và tham gia đấu giá “lừa”. 
Tôi đồng ý với LS Nguyễn Ngọc Bích, đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hình thành và phát triển trên những cơ sở nhất định, thiếu các cơ sở đó thì chưa thể đặt vấn đề về chúng. Có lẽ ở Việt Nam hiện nay, nhìn chung thiếu các cơ sở nhất định đó.

Kinh tế Luật và vấn đề phòng chống bạo hành gia đình

Đọc bài "Vì sao đàn bà Việt hay bị đánh" của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh là rất đáng suy nghĩ. Điều đáng suy nghĩ nhất ở đây là những nhận xét:

(i) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thiếu hiểu biết bao gồm khu vực cư trú (nông thôn thiếu hiểu biết hơn đô thị, miền núi kém hiểu biết hơn đồng bằng), về trình độ học vấn (học vấn càng thấp càng dễ chấp nhận việc chồng đánh vợ); 

(ii) Việc thực hiện Nghị định 110 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình rất khó khả thi, cụ thể: việc xử phạt hành chính bằng tiền có lẽ chỉ khả thi với những người có thu nhập trung bình. Còn nhóm người có thu nhập thấp thì khó lòng mà thu được tiền từ họ. Không những vậy, nhóm có thu nhập lại thường có học vấn, có hiểu biết nên ít có hành vi bạo lực, nhóm này thường hiếm khi bị phạt hành chính. 

Có điều đáng lưu ý là ông Thịnh cảnh báo các nhà làm luật rằng: " C.Mác có nói một câu đại ý rằng, người ở nhà ngói tư duy khác kẻ sống ở nhà tranh. Mong rằng, những nhà soạn thảo pháp luật trong phòng họp có máy lạnh, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người sống ở nhà tranh. Có như vậy, mới hiểu được thân phận của những người thuộc tầng lớp nghèo khổ. Và chỉ khi đó, các văn bản pháp quy mới có tính khả thi, mới nhanh chóng đi vào cuộc sống". Thật ra, điều này là không có gì mới mẻ với những người nghiên cứu về kinh tế luật (Law and Economics), nhưng quả thật để giải quyết chúng là điều không đơn giản. Cho đến nay, trong những "hình phạt" ngoài phạt tù, có lẽ phạt tiền gần như là một loại hình phạt mang tính hiệu quả tốt nhất vì nó đánh vào tâm lý " tiếc của" của con người. Tất nhiên, nó chỉ có tác dụng đối với những người " còn có để mà mất", còn đối với những người không có tiền thì tất nhiên điều này kém hiệu quả. Đối với những người đàn ông vũ phu mà không có tiền này, có lẽ hình phạt dành cho họ là "đánh vào" những gì họ còn có: (i) Danh dự, nhân phẩm, sự sĩ diện; (ii) Sức lao động. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức của nhà nước để những người phụ nữ trong cuộc hiểu biết về quyền của mình, không cam chịu và tiếp tay cho những ông chồng vũ phu này. Các cơ quan, đoàn thể địa phương phải quan tâm, theo dõi thường xuyên các gia đình có ông chồng này, tiến hành:
(i) nêu tên các ông chồng vũ phu trên loa đài, các phương tiện truyền thông để mọi người lên án tập thể;
(ii) Chủ tịch UBND huyện, phường nên có một cuộc gặp gỡ công khai, tập trung tất cả những ông chồng này để giáo dục, răn đe;
(iii) Hình phạt dành cho các ông chồng vũ phu là lao động công ích dưới sự giám sát của đơn vị có thẩm quyền; lao động này có thể tiến hành quy đổi công sao cho chúng phải tương đương với số tiền mà các ông bị phạt hành chính.

...

Đây mới là những suy nghĩ bước đầu, có lẽ tôi sẽ suy nghĩ thêm xem : Lý thuyết trò chơi ( Game theory) không biết có giúp ích gì chăng.
Nói chung đánh đập vợ, con thuộc về văn hóa cho nên để thay đổi chúng cần phải tiến hành từ gốc rễ và pháp luật cũng chỉ là một công cụ trong nhiều công cụ.

19/11/10

Nhà quê.

Có những lúc nhìn người khác sống cứ tự hỏi mình rằng: Tại sao mình phải sống khổ như vậy chứ, trong khi thấy người khác sống thoải mái, đơn giản thế. Tại sao cuộc đời mình là một chuỗi toàn sự cố gắng vậy?

 Người ta hay bảo, hạnh phúc hay không thực ra là do cảm giác của từng người. Còn mình, mình không hiểu cảm giác của mình ra sao nữa.

 Hì hục học hành, hì hục làm việc, thế mà mãi vẫn cứ có cảm giác và có vẻ như là và quả thật là mình vẫn trắng tay, vẫn chẳng có chút gì hết.

Dù đã sống 2 thành phố: Vinh 3 năm, Hà Nội 6 năm, học hành và làm việc toàn chốn không đến nỗi xoàng, sao vẫn cứ có cảm giác mình lạc lõng. Nhìn dân phố vẫn thấy mình thua kém và mặc cảm ghê gớm.
 
Bừng tỉnh, chợt giật mình nhớ lại, hóa ra mình là dân nhà quê.

12/11/10

Đàn ông- đàn bà

Đàn ông nhất điều gì: Thất thế.

Đàn bà sợ nhất điều gì : Thất tình.


Cầu trời cho em và tôi đủ sức mạnh và tình yêu để vượt qua hai chữ " thất" để cùng dắt tay nhau tới cuối con đường.

5/11/10

Nhân vụ bắt TS.Cù Huy Hà Vũ ngẫm về thói ngụy biện của người Việt


Hôm nay lên mạng, bàng hoàng vì một trí thức, một đồng nghiệp ( đều là luật gia) bị bắt. Đó là TS Cù Huy Hà Vũ- một người đã quá nổi tiếng vì những vụ kiện đình đám mà các anh em đồng nghiệp đều " lắc đầu, lè lưỡi " vì cái " chơi ngông " của ông TS con nhà thơ nổi tiếng Cù Huy Cận này.
Đành rằng người có tội, vi phạm pháp luật thì bị bắt là điều không có gì ngạc nhiên.Chỉ có điều, là dân trong nghề, tôi hơi ngạc nhiên khi Vietnamnet đưa tin thấy việc bắt hơi " lãng xẹt "
Hãy xem Vietnamnet đưa tin: " Được biết, ngay trong chiều 5/11 công tác khám xét nhà của ông Vũ được cơ quan an ninh tiến hành tại Hà Nội.
Được biết, việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ diễn ra tại Q.6, TP.HCM. Theo nguồn tin của VietNamNet, có khả năng ông Vũ sẽ bị điều tra, xử lý về hành vi hành hung người thi hành công vụ.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 0h rạng sáng 5/11 lực lượng công an P.11, Q.6, TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hành chính đối với khách sạn Mạch Lâm, tại số 28 đường số 10, P.11, Q.6. Tại phòng 101 của khách sạn này lực lượng công an đã phát hiện 1 đôi nam nữ.
Kiểm tra hiện trường ban đầu cơ quan công an xác định, trong phòng có 2 bao cao su đã qua sử dụng cùng nhiều tài sản, tư trang cá nhân. Người đàn ông cởi trần, chỉ mặc quần lót được xác định là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và người nữ được xác định là bà H.L.N.Q. (ngụ Q.6, TP.HCM, là luật sư thuộc Hội luật gia TP.HCM).
Khi cơ quan công an lập biên bản, chỉ có bà Q. ký tên xác nhận. Riêng ông Cù Huy Hà Vũ không chịu ký vào biên bản vi phạm, có thái độ bất hợp tác và hành hung người thi hành công vụ.
Sau khi lập biên bản, công an P.11, Q.6 đã đưa 2 người nói trên về trụ sở đề làm việc. Nhưng lúc này cả 2 người đã cương quyết chống đối, không chịu hợp tác khai báo.
Được biết, vào năm 2006, ông Cù Huy Hà Vũ đã từng bị công an Q.Ba Đình, TP. Hà Nội khởi tố về hành vi “cố ý gây thương tích” theo điều 109 Bộ luật Hình sự."
Có thể thông tin chưa đầy đủ, nên tôi không dám đưa ra những nhận định pháp lý về việc khám xét phòng ông Vũ ở, cũng như việc tạm giữ ông về tội chống người thi hành công vụ mà phải khám xét, thu giữ tài sản ở nhà riêng của ông ở Hà Nội,..Nhưng tôi có cảm nhận rằng hình như ông Vũ đang bị các " Phản bác " các hành động, hay hành xử của ông về các vụ kiện mà ông đã thực hiện trong quá khứ cũng như hiện tại theo kiểu "Công kích cá nhân (ad hominem)".
Theo lập luận  của tác giả BTĐ mà GS Nguyễn Văn Tuấn đã trích đăng lại thì: " Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.
”".
Chúng ta cứ tạm nêu ra cái chủ ý của người " phản bác" lại ông Vũ thế này: "Ối giời ôi, ông thì kiện cáo cái nỗi gì.Cứ tưởng là Luật sư, là tiến sỹ Luật bên Pháp về ghê gớm lắm chứ hóa ra là đi ngoại tình. Đã đi ngoại tình, bị bắt còn chống người thi hành công vụ và thế là bị bắt tạm giữ. Thật là, cứ tưởng là sao, "cháy nhà ra mặt chuột nhé" !"
Chỉ cần " đòn " ấy thôi, bác Vũ " thân bại danh liệt " nhé. Đừng có mà to mồm, mà kiện cáo linh tinh nhé.
Có vẻ người ta đang “ phản pháo” lại TS Vũ bằng đòn ngụy biện kiểu như trên chăng?
Dù sao, mọi suy đoán cũng chỉ là suy đoán. Thấy hay hay, nêu thử ý kiến vậy thôi. Chẳng dám bàn nhiều vì tôi cũng rất sợ bị “Phản biện”. Luật sư ai chẳng sợ thế! Nhỉ??!

3/11/10

Hoan hô bác Thủy

Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa càng đến giai đoạn cuối càng ly kỳ, ngang trái như các bộ phim tâm lý tình cảm của Hàn Quốc.Người ta thương xót cho cái chết " bí ẩn" của chú Hùng bố hung thủ bao nhiêu thì cũng cảm thông và thương cảm cho hoàn cảnh thương tâm của cô Chuân mẹ của hung thủ bấy nhiêu vì nỗi đau mất chồng và sắp mất con trai độc nhất.Và trước khi phiên tòa diễn ra các luật sư và các nhà chuyên môn vẫn còn chưa hết tranh cãi về vấn đề miễn giảm hay không án tử hình cho Nguyễn Đức Nghĩa, còn gia đình nạn nhân đã nói "no" với Nghĩa.
     Chỉ có điều, người ta không khỏi " lờ mờ" cảm nhận thấy "tài năng" của tác giả kịch bản kiêm đạo diễn Ngô Ngọc Thủy- người mà nghề nghiệp chuyên môn là Luật sư chứ không hề liên quan gì đến môn nghệ thuật thứ bảy, họa chăng có bộ râu khá "nghệ sỹ".
Chúng ta sẽ chờ xem, liệu bác Thủy có thành công hay không?
Hồi sau sẽ rõ!
Dù sao thì bác cũng cho thấy Luật sư Việt Nam, nhất là Luật sư hình sự quả không đến nỗi nào!

16/10/10

Quá nhiều điều bất ổn!

- Ôi người dân quê tôi


- Ôi công dân nước tôi
- Ôi chính quyền của tôi 1, 2, 3,4....

13/10/10

Vấn đề góp vốn và giám sát tiến trình góp vốn trong công ty cổ phần



GIÁM SÁT TIẾN TRÌNH GÓP VỐN
-LỜI GIẢI CHO CÁC CÔNG TY “MA”
Bùi Công Trường
Triết lí của mọi sự giàu có là phải tạo ra kênh dẫn ngàn vạn đồng tiền lẻ tích tụ thành những nguồn vốn lớn và lựa chọn những nhà quản trị tài năng làm cho nguồn tài nguyên khan hiếm đó sinh sôi” [Phạm Duy Nghĩa (2006)]
         Kể từ khi LDN 2005 được thông qua và có hiệu lực, đã có những tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề : làm sao để cân bằng giữa lợi ích của việc giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường và vấn đề hiệu quả chung của xã hội.Hiệu quả chung của xã hội ở đây muốn nói tới  các khía cạnh: (i) Bảo vệ lợi ích của chủ nợ và bên thứ ba có liên quan đến doanh nghiệp một khi nó ra đời và hoạt động; (ii) Lợi ích chung của nền kinh tế mà ở đây cụ thể là sự ra đời của các công ty hay doanh nghiệp sẽ là một công cụ để thu hút vốn, nguồn lực trong xã hội để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thêm những giá trị gia tăng cho xã hội.             
         Nói đến việc bảo vệ lợi ích của chủ nợ và bên thứ ba có liên quan đến doanh nghiệp suy cho cùng là muốn nói đến khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty trong suốt quá trình tồn tại của nó khi nó mắc nợ các chủ nợ. Và với những quy định thông thoáng như hiện nay về thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định trong LDN 2005, đang dấy lên những tranh luận rất thú vị về vấn đề vốn điều lệ sau khi bãi bỏ những quy định về vốn pháp định.Có hai vấn đề đáng suy nghĩ đó là: nên hay không quy định về vốn điều lệ tối thiểu và việc giám sát tiến trình góp vốn?
             Vấn đề đầu tiên là các quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Như đã nói ở phần về vốn ở chương 2 , vốn điều lệ xét trên hai góc độ kinh tế và pháp lý, có ba chức năng cơ bản sau: (i) tài sản được chuyển vào vốn điều lệ được sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi nó được thành lập; (ii) chức năng bảo đảm. Theo nguyên tắc, việc thực hiện chức năng này của vốn điều lệ trước hết là hướng đến việc bảo vệ quyền lợi - tức là được coi là phạm vi tài sản tối thiểu của công ty nhằm bảo đảm quyền lợi của chủ nợ; (iii) Thông qua vốn điều lệ có thể xác định được mức độ tham gia của mỗi cổ đông trong công ty cổ phần. Địa vị pháp lý của các cổ đông được xác định trước hết phụ thuộc vào số lượng cổ phần do cổ đông nắm giữ. Như vậy có thể nói rằng, vốn điều lệ cho phép xác định mối quan hệ giữa các cổ đông trong CTCP [43].
              Trong các chức năng nói trên, có thể nói, chức năng bảo đảm quyền lợi của chủ nợ là chức năng quan trọng nhất.Bởi vì, khi một công ty đã hoạt động thì lúc nào nó cũng có cổ đông và chủ nợ và hai thành phần này cùng quan tâm đến tài sản của nó. Chủ nợ của công ty có thể là ngân hàng; nhà cung cấp các nguyên, nhiên liệu đầu vào cho công ty; các bạn hàng; cơ quan thuế, điện, nước, bưu chính- viễn thông;…Tuy cùng có chung một mối quan tâm một tài sản, nhưng những toan tính hay mong muốn của họ thì khác nhau.Chủ nợ luôn muốn công ty trả nợ đầy đủ, đúng hạn hay ít ra thì càng nhiều càng tốt; còn cổ đông lại lo rằng công ty thanh toán hết các khoản nợ thì họ sẽ chẳng còn gì nữa.Cả hai đều bỏ tiền vào công ty, nhưng tính chất công việc cũng như sự trông đợi của họ lại khác nhau.Với cổ đông là bên đầu tư, còn chủ nợ là bên cho vay; một bên thì mong muốn được hưởng cổ tức, bên kia lại mong muốn được trả cả gốc lẫn lãi.Do CTCP có một đặc tính vô cùng quan trọng mà ta đã nêu ở phần trước đó là tính chịu trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông, nhà đầu tư nắm giữ cổ phần, cổ phiếu của nó.
            Có nhiều ý kiến cho rằng, việc không quy định mức tối thiểu của vốn điều lệ là sự thông thoáng của pháp luật nước ta, là cách thức tốt nhất khuyến khích quyền tự do kinh doanh ở nước ta bởi vì nó xóa bỏ “cản trở những người có sáng kiến kinh doanh nhưng không có đủ vốn [6; tr.15], hay nói cách khác, nó mang lại cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người, kể cả người có tiền cũng như người không có tiền . Tức là, pháp luật đã tôn trọng một cách tối đa quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân, đáp ứng được nhu cầu của những người muốn gia nhập thị trường.Tuy vậy, theo chúng tôi quy định này có những kẽ hở nhất định bởi lẽ, khi có ý định nghiêm túc để đầu tư kinh doanh, thật khó để cho rằng, không cần vốn vẫn có thể kinh doanh, bởi vì đứng dưới góc độ tài chính thì khi dự định thành lập công ty, người sáng lập sẽ coi nó như một dự án của mình.Tiến hành dự án sẽ thật khó khả thi khi không có một lượng vốn nhất định trong tay. Việc bỏ vốn với một lượng tối thiểu cho trước thể hiện ý định nghiêm túc trong việc đầu tư kinh doanh của các sáng lập viên. Pháp luật quy định như vậy sẽ có tác dụng bảo vệ những người có ý định nghiêm túc để đầu tư kinh doanh. Tự do kinh doanh của người này không thể xâm phạm đến tự do kinh doanh của người khác, nếu pháp luật không có một cơ chế thích hợp để giúp bảo vệ cho “người ngay” thì nguy cơ “ kẻ gian” sẽ lợi dụng sự thông thoáng này gây thiệt hại cho “ người ngay” là rất lớn.Như vậy, từ ý định giảm chi phí gia nhập thị trường ban đầu của nhà làm luật nước ta, đã dẫn đến trường hợp làm cho chi phí “ thẩm định đối tác” trở thành gánh nặng cho chính những người thật sự đầu tư, kinh doanh nghiêm túc. Không gì kém khôn ngoan hơn việc đẩy rủi ro về phía khách hàng khi mà họ lại là bên thế yếu hơn trong mối quan hệ với các công ty, là những đối tượng rất cần được pháp luật bảo vệ.
             Nhìn từ góc độ luật học so sánh có thể thấy pháp luật của đa số các nước đều có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu. Ví dụ, theo pháp luật của Liên bang Nga, quy định đối với CTTNHH thì mức vốn điều lệ tối thiểu là 100 lần mức lương tối thiểu, đối với CTCP thì mức vốn điều lệ tối thiểu là 1000 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp. Theo pháp luật của Đức, mức tối thiểu của vốn điều lệ của CTTNHH là 25.000 Euro và của CTCP là 50.000 Euro. Ở Trung Quốc quy định vốn tối thiểu cho công ty TNHH là 30.000 tệ, cho CTCP là 5.000.000 tệ.Nhật Bản dẫu rằng, quy định vốn điều lệ tối thiểu chỉ là một Yên, tức là cũng gần như đã bỏ hẳn.Tuy vậy, nhìn vào điều thiết tưởng đơn giản ấy, có lẽ họ cũng cho rằng, dù đã gần như bỏ hẳn quy định đó, thì họ vẫn nêu cao triết lý luốn kinh doanh không ít thì nhiều, không thể có chuyện “ tay trắng làm nên” hiểu theo nghĩa đen của câu này được.Như vậy, có thể thấy rằng, đối với những đất nước có truyền thống pháp luật và nền tài phán mạnh mẽ, họ vẫn giữ các quy định liên quan đến việc quy định vốn tối thiểu, nó cũng gợi cho chúng ta nhiều điều đáng phải suy nghĩ.
            Vấn đề thứ hai là vấn đề giám sát quá trình góp vốn của các sáng lập viên. LDN Việt Nam 2005 có quy định rằng một trong những nghĩa vụ của cổ đông phổ thông là ” Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”(§80.1- LDN 2005).      
             Nếu như vấn đề quy định vốn góp tối thiểu khi thành lập công ty, nhìn chung có cách xử sự khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mỗi nước.Thì hầu hết các nước đều có quy định rất chặt chẽ trong việc giám sát tiến độ góp vốn của các sáng lập viên. Mà một trong những quy định liên quan đến nó là quy định các sáng lập viên phải góp vốn ngay khi thành lập công ty.Ở Nhật, các sáng lập viên bắt buộc phải đăng ký mua và mua ngay ít nhất 25% số cổ phần được phép phát hành (§37.3-LDN 2006) vào thời điểm đăng ký CTCP, ở Trung Quốc, người ta bắt buộc các sáng lập viên phải đóng góp ít nhất 20% vốn điều lệ vào thời điểm đăng kí công ty…Với việc không phải đóng góp vốn ngay khi thành lập công ty và lại được phép thoải mái tự định ra tiến trình góp vốn ( trong vòng 90 ngày phải góp đủ ít nhất 20% vốn điều lệ) đã làm cho ở Việt Nam xuất hiện vô số "công ty ma", không hề có vốn. Với thời gian khoảng 90 ngày, người ta cũng đã đủ để thành lập một công ty, tiến hành một hay nhiều các “ thương vụ mua bán hóa đơn” trước khi công ty ngừng hoạt động trên thực tế. Hơn nữa tại Việt Nam, người ta cũng không “trù liệu một cơ quan nhà nước có quyền thẩm định vốn góp khi cần thiết nhằm chống lại việc khai khống vốn” [38].Điều này không đáng ngạc nhiên khi mà các cơ quan thuế luôn phải “ đau đầu” để xử lý các công ty được liệt kê vào danh sách ” đã bỏ trốn”. Như đã phân tích trong phần “ góp vốn của cổ đông sáng lập” ở mục 2.3.1.2 thì nhà làm luật Việt Nam hầu như phản ứng rất “yếu ớt” trước các vi phạm về tiến độ góp vốn của các sáng lập viên.
          Hậu quả tai hại nhất của việc không có các quy định đi kèm chế tài đủ mạnh trong việc giám sát tiến trình góp vốn của các sáng lập viên không chỉ là sự ra đời của các công ty “ ma”, công ty “ buôn hóa đơn”,..mà nguy hiểm hơn là “tạo ra tâm lí thiếu niềm tin của xã hội vào công ty trách nhiệm hữu hạn” [38], một chế định vô cùng quan trọng để thúc đẩy nhà đầu tư mạo hiểm bỏ vốn để kinh doanh mà nhà làm luật Việt Nam đã cố công du nhập.Và viễn cảnh mà PGS.TS Phạm Duy Nghĩa nêu “ có 20 vạn tiệm buôn gia đình núp dưới bóng các công ty hiện đại” là một sự lãng phí, kém hiệu quả rất lớn cho chính nền kinh tế chúng ta.Không những thế, sâu xa hơn đó là thái độ “ khinh nhờn pháp luật”; khi mà luật quy định “một đường” , người ta đi làm “một nẻo” thì quả thật là hết sức tai hại.
         Từ việc phân tích hai vấn đề trên, chúng tôi kiến nghị trong tương lai khi tiến hành sửa đổi LDN 2005, cần có những quy định theo hướng quy định mạnh mẽ hơn nữa việc giám sát tiến trình góp vốn của các sáng lập viên, yêu cầu họ phải góp một lượng tối thiểu ngay khi công ty đăng ký kinh doanh.Bên cạnh đó là việc quy định mạnh mẽ các chế tài xử lý đối với việc khai khống vốn, cần có cả một cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định vốn góp khi cần thiết hoặc nếu không trong trường hợp cần thiết có thể chỉ định thuê một công ty kiểm toán hay định giá có uy tín bên ngoài, độc lập tiến hành thẩm định và mọi chi phí sẽ do công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm chi trả.
 ----
Phần trích từ khóa luận tốt nghiệp nên các chú giải được đánh dấu theo thứ tự danh mục tài liệu tham khảo

12/10/10

Một tiếng thở dài lặng lẽ trên xứ vô tình!

Đã gần 2 ngày trôi qua kể từ đêm trình diễn và bắn pháo hoa hoành tráng ở Mỹ Đình đã kết thúc.Quả thật, là dịp nghìn năm có một của thủ đô " nghìn năm văn hiến", "trái tim của cả nước" nên thế là cũng mãn nguyện rồi.Chỉ có điều, vẫn còn có gì đấy vương vấn trong tôi một nỗi buồn man mác.Nỗi buồn này chẳng phải nỗi buồn thường tình của những kẻ thấy "sau cuộc vui là nỗi ê chề", cũng không phải vì những ngày thu Hà Nội, đẹp mà buồn như nghìn năm vẫn thế,...Mà đấy là nỗi buồn trước nỗi đau của những người đồng bào miền Trung mình chìm trong cơn lũ, ngoi ngóp trong cảnh màn trời chiếu đất vẫn mong cho Hà Nội không mưa để lễ hội được diễn ra suôn sẻ.Và nỗi buồn cho cái mình vẫn mong mỏi, vẫn hy vọng nhưng không bao giờ đến.
 Không, không và không bao giờ đến....
 Chỉ một phút thôi! 60 giây thôi
Mong, những con người tưng bừng tham gia lễ diễu binh hay hơn 200.000 người ngỡ ngàng vì có mặt trong bức ảnh ở Mỹ Đình và các vị lãnh đạo khả kính của chúng ta, dành một phút thôi để tưởng niệm những người đồng bào xấu số ở miền Trung vừa qua.Vậy mà điều ấy đã không bao giờ diễn ra.
Giải thích như Bọ Lập " than ôi cái vô tình của con người" có lẽ chính xác, hay là " lòng trắc ẩn bị mệt mỏi" của GS Nguyễn Văn Tuấn chắc cũng không sai.Còn tôi, tôi chỉ biết buông một tiếng thở dài lặng lẽ trên xứ vô tình mà mình đang sống.

26/9/10

Nhận xét hơi "láo"!!!

Tôi có nhận xét mà bản thân cũng thấy mình hơi "láo".Nhưng, có vẻ như, từ ngày ông thầy tôi-PGS.TS Phạm Duy Nghĩa thay mặt nhóm nghiên cứu và soạn thảo trong đề án " cải cách tư pháp" theo chỉ đạo của Bộ Chính trị đăng đàn nêu lên vấn đề nên sửa đổi khái niệm sở hữu toàn dân  và vấn đề công bằng của chủ nghĩa xã hội thì liên tiếp các tác giả khác cũng rất mạnh dạn "phang" rất mạnh theo hướng này như TS Nguyễn Quang A, GS Đặng Hùng Võ,...Thực lòng các tác giả này tôi đều rất kính trọng cả về học vấn và bản lĩnh, nhưng ( lại nhưng!), tôi thấy người Việt Nam có vẻ có cái tính "a dua", rất hay " sợ trách nhiệm" nên chỉ hay lên tiếng hoặc hành động theo phong trào sau khi đã có người khác "tiên phong lĩnh ấn", dĩ nhiên là cả "tiên phong lãnh đạn, lãnh đòn" nếu chẳng may có việc gì.Nói đến đây, tôi lại thấy giống như những người đi ngược chiều và vượt đèn đỏ,...họ cứ chăm chăm chú ý xem không có công an thì có ai đó " xé rào" lên trước không; nếu có người như thế và thấy êm xuôi là họ a dua theo ngay.
    Hy vọng và cầu chúc thầy tôi sẽ luôn là người lĩnh ấn tiên phong và trở về trong vinh quang nguyên vẹn ( chứ không phải là được cấp bằng tổ quốc ghi công!!).

              

26/8/10

Tản mạn cafe một buổi sáng mưa 1

1- Tại sao người ta trả lương bạn thấp?
Bạn học của tôi và tôi vô cùng ngạc nhiên và buồn bã tự hỏi, tại sao người ta ( nhà tuyển dụng) lại trả lương thấp đến thế cho các cử nhân Luật mới ra trường, thường không đủ sống mức trung bình? ( Có chỗ còn học việc không lương dù đã có bằng cử nhân chính quy hẳn hoi).
Bỏ qua " chủ nghĩa đổ lỗi" cho xã hội, cho cái nhìn chủ quan của nhà tuyển dụng, cái cảnh "thừa thầy nhưng thiếu thợ lành nghề" ở Việt Nam,etc.Tôi đồ rằng, có lẽ vì chính chúng ta không trân trọng cái bằng của mình thì phải?
Tại sao lại thế?Có hai "lý do, lý trấu" như sau:
Một là, chúng ta " chi phí' cho cái bằng của mình với giá quá rẻ mạt.Với 4 năm học đại học, với mức học phí 180.000 đồng/ tháng, tính ra học phí của chúng ta để đạt được cái bằng này tầm 10.000.000 đồng.Trong khi đó, cũng với tấm bằng ấy, ở nước ngoài phải đến mấy chục nghìn đô ( tầm 40.000 $).Và tất nhiên, tiền nào của ấy thôi, đó là quy luật cung- cầu.Đừng yêu cầu nhà trường và các thầy giáo đạo tạo bạn thành những cử nhân chất lượng ngang tầm quốc tế nhé!
Hai là, cái nhìn của chúng ta về cái bằng của mình.Bạn thử hỏi mượn một bạn Tây nào đó bằng họ xin photo công chứng để dùng xem sao?câu trả lời là "No".Tại sao vậy? Bởi vì để đạt được cái bằng đấy, họ đã bỏ ra một chi phí tài chính rất lớn, công sức và thời gian học hành, nghiên cứu rất nghiêm túc và vất vả.Chính vì thế, họ và cả nhà tuyển dụng đều hiểu rằng, cái bằng đấy" rất quý", hiểu theo nghĩa để đạt được tầm học thức và "đoạt" được cái bằng ấy, chi phí nói chung là rất lớn.
Và hiển nhiên, trả lương cho họ cũng phải tương xứng với cái nằng chứ!Còn chúng ta, cho nhau mượn bản sao công chứng của bằng ĐH hay cao hơn của mình để bạn bè, người thân dùng để khai khống vào danh sách nhân viên công ty để tăng chi phí, khấu trừ thuế,..hoặc bất cứ mục đích khác gì, chúng ta cũng dễ dãi cho mượn thôi.
     Và nói chung, tâm lý của chúng ta là chúng ta học, chúng ta cố gắng lấy cái bằng đấy nhưng thật ra chúng ta cũng không tin vào cái bằng của chính mình lắm.Vậy thì tất nhiên, bạn còn không tin cái bằng của chính mình, thì ai sẽ tin vào chúng đây?!!

25/8/10

Danh sách tạp chí Luật "ISI"

Nhằm ủng hộ anh em bên trang "Tạp chí Giáo sư dỏm Việt Nam", tôi tìm thấy trên mạng nên post lên đây danh sách các tạp chí Luật học danh tiếng, tạm gọi là "ISI" của Luật học.Hy vọng sẽ có nhiều các PGS,GS Luật Việt Nam hiện tại và tương lai có nhiều công trình, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí này.
Chúc anh em bên "Tạp chí Giáo sư dỏm Việt Nam" tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn vì sự nghiệp học thuật của nước nhà.

SOCIAL SCIENCES CITATION INDEX - LAW - JOURNAL LIST
Total journals: 111
Theo thứ tự từ trái qua phải :( trên xuống dưới)
JOURNAL TITLE/      FREQUENCY/      ISSN/         PUBLISHER

1. ADMINISTRATIVE LAW REVIEW /Quarterly /0001-8368 /AMER BAR ASSOC, ADMINISTRATIVE LAW & REGULATORY PRACTICE SECTION, 321 N CLARK ST, CHICAGO, USA, IL, 60610
2. AMERICAN BANKRUPTCY LAW JOURNAL /Quarterly /0027-9048 /NATL CONF BANKRUPT J, 235 SECRET COVE DR, LEXINGTON, USA, SC, 29072
3. AMERICAN BUSINESS LAW JOURNAL /Quarterly / 0002-7766 /BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
4. AMERICAN CRIMINAL LAW REVIEW /Quarterly / 0164-0364 /AMER CRIMINAL LAW REVIEW, GEORGETOWN UNIV LAW CTR 600 NEW JERSEY AVE NW, WASHINGTON, USA, DC, 20001
5. AMERICAN JOURNAL OF COMPARATIVE LAW /Quarterly /0002-919X /AMER SOC COMPARATIVE LAW INC, UNIV CALIF SCH LAW, BOALT HALL, BERKELEY, USA, CA, 94720
6. AMERICAN JOURNAL OF INTERNATIONAL LAW /Quarterly / 0002-9300 /AMER SOC INT LAW, 2223 MASSACHUSETTS AVE N W, WASHINGTON, USA, DC, 20008-2864
7. AMERICAN JOURNAL OF LAW & MEDICINE Triennial /0098-8588 /AMER SOC LAW MEDICINE ETHICS, 765 COMMONWEALTH AVE, SUITE 1634, BOSTON, USA, MA, 02215
8. ANNUAL REVIEW OF LAW AND SOCIAL SCIENCE /Annual /1550-3585 /ANNUAL REVIEWS, 4139 EL CAMINO WAY, PO BOX 10139, PALO ALTO, USA, CA, 94303-0139
9. ANTITRUST LAW JOURNAL /Triennial /0003-6056 /AMER BAR ASSOC, ADMINISTRATIVE LAW & REGULATORY PRACTICE SECTION, 321 N CLARK ST, CHICAGO, USA, IL, 60610
10. ASIA PACIFIC LAW REVIEW /Semiannual /1019-2557/ LEXISNEXIS, 3011, 30-F, THE CENTER, 99 QUEENS ROAD C, CENTRAL, PEOPLES R CHINA, HONG KONG SAR, 00000
11. BEHAVIORAL SCIENCES & THE LAW Bimonthly 0735-3936 JOHN WILEY & SONS LTD, THE ATRIUM, SOUTHERN GATE, CHICHESTER, ENGLAND, W SUSSEX, PO19 8SQ
12. BOSTON UNIVERSITY LAW REVIEW Bimonthly 0006-8047 BOSTON UNIV LAW REVIEW, 765 COMMONWEALTH AVE, BOSTON, USA, MA, 02215
13. BUFFALO LAW REVIEW Bimonthly 0023-9356 UNIV BUFFALO STATE UNIV NEW YORK, SCHOOL LAW, 605 JOHN LORD O BRIAN HALL, NORTH CAMPUS, BUFFALO, USA, NY, 14260
14. BUSINESS LAWYER Quarterly 0007-6899 AMER BAR ASSOC, ADMINISTRATIVE LAW & REGULATORY PRACTICE SECTION, 321 N CLARK ST, CHICAGO, USA, IL, 60610
15. CALIFORNIA LAW REVIEW Bimonthly 0008-1221 UNIV CALIFORNIA BERKELEY SCH LAW, BOAT HALL, 588 SIMON HALL, BERKELEY, USA, CA, 94720-7200
16. CATHOLIC UNIVERSITY LAW REVIEW Quarterly 1530-6119 CATHOLIC UNIV AMER PRESS, 620 MICHIGAN AVENUE NE ADMIN BLDG ROOM 303, WASHINGTON, USA, DC, 20064
17. CHINESE LAW AND GOVERNMENT Bimonthly 0009-4609 M E SHARPE INC, 80 BUSINESS PARK DR, ARMONK, USA, NY, 10504
18. COLUMBIA JOURNAL OF LAW AND SOCIAL PROBLEMS Quarterly 0010-1923 COLUMBIA JOURNAL TRANSNATIONAL LAW ASSOC, COLUMBIA UNIV, SCHOOL LAW, 435 W 116TH ST, NEW YORK, USA, NY, 10027
19. COLUMBIA JOURNAL OF TRANSNATIONAL LAW Triennial 0010-1931 COLUMBIA JOURNAL TRANSNATIONAL LAW ASSOC, COLUMBIA UNIV, SCHOOL LAW, 435 W 116TH ST, NEW YORK, USA, NY, 10027
20. COLUMBIA LAW REVIEW Bimonthly 0010-1958 COLUMBIA JOURNAL TRANSNATIONAL LAW ASSOC, COLUMBIA UNIV, SCHOOL LAW, 435 W 116TH ST, NEW YORK, USA, NY, 10027
21. COMMON MARKET LAW REVIEW Bimonthly 0165-0750 KLUWER LAW INT, CARNEGIEPLEIN 5D, PO BOX 85889, THE HAGUE, NETHERLANDS, 2508 CN
22. CORNELL INTERNATIONAL LAW JOURNAL Triennial 0010-8812 CORNELL INT LAW JOURNAL, CORNELL LAW SCHOOL, ITHACA, USA, NY, 14850
23. CORNELL LAW REVIEW Bimonthly 0010-8847 CORNELL LAW REVIEW, CORNELL LAW SCHOOL, ITHACA, USA, NY, 14853-4901
24. CRIMINAL LAW REVIEW Monthly 0011-135X SWEET MAXWELL LTD, NORTH WAY, ANDOVER, ENGLAND, HANTS, SP10 5BE
25. DENVER UNIVERSITY LAW REVIEW Quarterly 0883-9409 UNIV DENVER, COLLEGE OF LAW, 7039 EAST 18TH AVE, SUITE 235, DENVER, USA, CO, 80220
26. DUKE LAW JOURNAL Bimonthly 0012-7086 DUKE UNIV, SCHOOL LAW BOX 90364, DURHAM, USA, NC, 27708-0364
27. ECOLOGY LAW QUARTERLY Quarterly 0046-1121 UNIV CALIFORNIA BERKELEY SCH LAW, BOAT HALL, 588 SIMON HALL, BERKELEY, USA, CA, 94720-7200
28. EUROPEAN CONSTITUTIONAL LAW REVIEW Triennial 1574-0196 T M C ASSER PRESS, R J SCHIMMELPENNICKLAAN 20-22, PO BOX 16163, THE HAGUE, NETHERLANDS, 2500
29. EUROPEAN JOURNAL OF INTERNATIONAL LAW Bimonthly 0938-5428 OXFORD UNIV PRESS, GREAT CLARENDON ST, OXFORD, ENGLAND, OX2 6DP
30. EUROPEAN JOURNAL OF MIGRATION AND LAW Quarterly 1388-364X BRILL ACADEMIC PUBLISHERS, PLANTIJNSTRAAT 2, P O BOX 9000, LEIDEN, NETHERLANDS, 2300 PA
31. EUROPEAN LAW JOURNAL Bimonthly 1351-5993 BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
32. FAMILY LAW QUARTERLY Quarterly 0014-729X AMER BAR ASSOC, ADMINISTRATIVE LAW & REGULATORY PRACTICE SECTION, 321 N CLARK ST, CHICAGO, USA, IL, 60610
33. FOOD AND DRUG LAW JOURNAL Quarterly 1064-590X FOOD DRUG LAW INST, 1000 VERMONT AVE NW, SUITE 1200, WASHINGTON, USA, DC, 20005-4903
34. FORDHAM LAW REVIEW Bimonthly 0015-704X FORDHAM UNIV SCHOOL LAW, 140 W 62ND STREET, NEW YORK, USA, NY, 10023
35. GEORGE WASHINGTON LAW REVIEW Bimonthly 0016-8076 GEORGE WASHINGTON UNIV, 2000 H STREET N W, WASHINGTON, USA, DC, 20052
36. GEORGETOWN LAW JOURNAL Bimonthly 0016-8092 GEORGETOWN LAW JOURNAL ASSOC, 600 NEW JERSEY AVE N W, WASHINGTON, USA, DC, 20001
37. HARVARD CIVIL RIGHTS-CIVIL LIBERTIES LAW REVIEW Semiannual 0017-8039 HARVARD LAW SCHOOL, PUBLICATIONS CTR, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
38. HARVARD ENVIRONMENTAL LAW REVIEW Semiannual 0147-8257 HARVARD LAW SCHOOL, PUBLICATIONS CTR, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
39. HARVARD INTERNATIONAL LAW JOURNAL Semiannual 0017-8063 HARVARD LAW SCHOOL, PUBLICATIONS CTR, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
40. HARVARD JOURNAL OF LAW AND PUBLIC POLICY Triennial 0193-4872 HARVARD SOC LAW PUBLIC POLICY, HARVARD LAW SCHOOL, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
41. HARVARD JOURNAL ON LEGISLATION Semiannual 0017-808X HARVARD LAW SCHOOL, PUBLICATIONS CTR, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
42. HARVARD LAW REVIEW Bimonthly 0017-811X HARVARD LAW REV ASSOC, GANNETT HOUSE, 1511 MASSACHUSETTS AVE, CAMBRIDGE, USA, MA, 02138
43. HASTINGS LAW JOURNAL Bimonthly 0017-8322 UNIV CALIF, HASTINGS COLLEGE LAW 200 MCALLISTER ST, SAN FRANCISCO, USA, CA, 94102
44. ICON-INTERNATIONAL JOURNAL OF CONSTITUTIONAL LAW Quarterly 1474-2640 OXFORD UNIV PRESS, GREAT CLARENDON ST, OXFORD, ENGLAND, OX2 6DP
45. IIC-INTERNATIONAL REVIEW OF INTELLECTUAL PROPERTY AND COMPETITION LAW Bimonthly 0018-9855 VERLAG C H BECK, WILHELMSTRASSE 9, MUNCHEN, GERMANY, D-80801
46. INDIANA LAW JOURNAL Quarterly 0019-6665 INDIANA LAW JOURNAL, INDIANA UNIV SCHOOL LAW, BLOOMINGTON, USA, IN, 47405
47. INTERNATIONAL ENVIRONMENTAL AGREEMENTS-POLITICS LAW AND ECONOMICS Quarterly 1567-9764 SPRINGER, VAN GODEWIJCKSTRAAT 30, DORDRECHT, NETHERLANDS, 3311 GZ
48. INTERNATIONAL JOURNAL OF LAW AND PSYCHIATRY Quarterly 0160-2527 PERGAMON-ELSEVIER SCIENCE LTD, THE BOULEVARD, LANGFORD LANE, KIDLINGTON, OXFORD, ENGLAND, OX5 1GB
49. INTERNATIONAL JOURNAL OF THE SOCIOLOGY OF LAW Quarterly 0194-6595 ACADEMIC PRESS LTD ELSEVIER SCIENCE LTD, 24-28 OVAL RD, LONDON, ENGLAND, NW1 7DX
50. INTERNATIONAL REVIEW OF LAW AND ECONOMICS Quarterly 0144-8188 ELSEVIER SCIENCE INC, 360 PARK AVE SOUTH, NEW YORK, USA, NY, 10010-1710
51. IOWA LAW REVIEW Bimonthly 0021-0552 UNIV IOWA, IOWA LAW REVIEW COLLEGE OF LAW, IOWA CITY, USA, IA, 52242
52. ISSUES IN LAW & MEDICINE Triennial 8756-8160 NATIONAL LEGAL CENTER FOR THE MEDICALLY DEPENDENT & DISABLED INC, 50 S MERIDIAN STE 200, INDIANAPOLIS, USA, IN, 46204-3537
53. JOURNAL OF AFRICAN LAW Semiannual 0021-8553 CAMBRIDGE UNIV PRESS, EDINBURGH BLDG, SHAFTESBURY RD, CAMBRIDGE, ENGLAND, CB2 8RU
54. JOURNAL OF CRIMINAL LAW & CRIMINOLOGY Quarterly 0091-4169 NORTHWESTERN UNIV, SCHOOL OF LAW OFFICE OF LEGAL PUBLICATIONS 357 EAST CHICAGO AVE, CHICAGO, USA, IL, 60611-3069
55. JOURNAL OF INTERNATIONAL ECONOMIC LAW Quarterly 1369-3034 OXFORD UNIV PRESS, GREAT CLARENDON ST, OXFORD, ENGLAND, OX2 6DP
56. JOURNAL OF LAW & ECONOMICS Semiannual 0022-2186 UNIV CHICAGO PRESS, 1427 E 60TH ST, CHICAGO, USA, IL, 60637-2954
57. JOURNAL OF LAW AND SOCIETY Quarterly 0263-323X BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
58. JOURNAL OF LAW ECONOMICS & ORGANIZATION Semiannual 8756-6222 OXFORD UNIV PRESS INC, JOURNALS DEPT, 2001 EVANS RD, CARY, USA, NC, 27513
59. JOURNAL OF LAW MEDICINE & ETHICS Quarterly 1073-1105 BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
60. JOURNAL OF LEGAL EDUCATION Quarterly 0022-2208 GEORGETOWN UNIV LAW CENTER, 600 NEW JERSEY AVENUE, NW, WASHINGTON, USA, DC, 20001-2075
61. JOURNAL OF LEGAL MEDICINE Quarterly 0194-7648 TAYLOR & FRANCIS INC, 325 CHESTNUT ST, SUITE 800, PHILADELPHIA, USA, PA, 19106
62. JOURNAL OF LEGAL STUDIES Semiannual 0047-2530 UNIV CHICAGO PRESS, 1427 E 60TH ST, CHICAGO, USA, IL, 60637-2954
63. JOURNAL OF MARITIME LAW AND COMMERCE Quarterly 0022-2410 JEFFERSON LAW BOOK COMPANY, 2100 HUNTINGDON AVE, BALTIMORE, USA, MD, 21211
64. JOURNAL OF THE AMERICAN ACADEMY OF PSYCHIATRY AND THE LAW Quarterly 1093-6793 AMER ACAD PSYCHIATRY & LAW, ONE REGENCY DR, PO BOX 30, BLOOMFIELD, USA, CT, 06002
65. JOURNAL OF THE COPYRIGHT SOCIETY OF THE USA Quarterly 0886-3520 NEW YORK UNIV LAW CENTER, J OF THE COPYRIGHT SOC USA 40 WASHINGTON SQUARE SOUTH, NEW YORK, USA, NY, 10012
66. JOURNAL OF WORLD TRADE Bimonthly 1011-6702 KLUWER LAW INT, CARNEGIEPLEIN 5D, PO BOX 85889, THE HAGUE, NETHERLANDS, 2508 CN
67. JUDICATURE Bimonthly 0022-5800 AMER JUDICATURE SOC, 180 N MICHIGAN AVE, SUITE 600, CHICAGO, USA, IL, 60601-7401
68. JUSTICE SYSTEM JOURNAL Triennial 0098-261X NAT CENTER STATE COURTS, 300 NEWPORT AVE,, WILLIAMSBURG, USA, VA, 23185
69. JUVENILE AND FAMILY COURT JOURNAL Quarterly 0161-7109 NATL COUNCIL JUVENILE FAMILY COURT JUDGES, UNIV NEVADA, RENO CAMPUS, 1041 NORTH VIRGINIA ST, 3RD FL, RENO, USA, NV, 89557
70. LAW & SOCIETY REVIEW Quarterly 0023-9216 BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
71. LAW AND HUMAN BEHAVIOR Bimonthly 0147-7307 SPRINGER/PLENUM PUBLISHERS, 233 SPRING ST, NEW YORK, USA, NY, 10013
72. LAW AND PHILOSOPHY Bimonthly 0167-5249 SPRINGER, VAN GODEWIJCKSTRAAT 30, DORDRECHT, NETHERLANDS, 3311 GZ
73. LAW AND SOCIAL INQUIRY-JOURNAL OF THE AMERICAN BAR FOUNDATION Quarterly 0897-6546 BLACKWELL PUBLISHING, 9600 GARSINGTON RD, OXFORD, ENGLAND, OXON, OX4 2DQ
74. LAW LIBRARY JOURNAL Quarterly 0023-9283 AMER ASSOC LAW LIBRARIES, SUITE 703 53 WEST JACKSON BLVD, CHICAGO, USA, IL, 60604
75. LEGAL AND CRIMINOLOGICAL PSYCHOLOGY Semiannual 1355-3259 BRITISH PSYCHOLOGICAL SOC, ST ANDREWS HOUSE, 48 PRINCESS RD EAST, LEICESTER, ENGLAND, LEICS, LE1 7DR
76. MEDICINE SCIENCE AND THE LAW Quarterly 0025-8024 BARNSBURY PUBL, LONDON, PO BOX 37389, LONDON, ENGLAND, N1 0WE
77. MICHIGAN LAW REVIEW Bimonthly 0026-2234 MICH LAW REV ASSOC, HUTCHINS HALL 621 SOUTH STATE STREET, ANN ARBOR, USA, MI, 48109
78. MILITARY LAW REVIEW Quarterly 0026-4040 JUDGE ADVOCATE GENERALS SCHOOL, US ARMY, CHARLOTTESVILLE, USA, VA, 22903-1781
79. MINNESOTA LAW REVIEW Bimonthly 0026-5535 MINN LAW REVIEW FOUND, 229 19TH AVE SOUTH UNIV MINNESOTA, MINNEAPOLIS, USA, MN, 55455
80. NATURAL RESOURCES JOURNAL Quarterly 0028-0739 UNIV NEW MEXICO, SCHOOL OF LAW 1117 STANFORD N E, ALBUQUERQUE, USA, NM, 87131
81. NETHERLANDS QUARTERLY OF HUMAN RIGHTS Quarterly 0169-3441 INTERSENTIA NV, GROENSTRAAT 31, MORTSEL-ANTWERP, BELGIUM, BE-2640
82. NEW YORK UNIVERSITY LAW REVIEW Bimonthly 0028-7881 NEW YORK UNIV SCHOOL LAW, 110 WEST THIRD ST, NEW YORK, USA, NY, 10012
83. NORTHWESTERN UNIVERSITY LAW REVIEW Quarterly 0029-3571 NORTHWESTERN UNIV, SCHOOL OF LAW OFFICE OF LEGAL PUBLICATIONS 357 EAST CHICAGO AVE, CHICAGO, USA, IL, 60611-3069
84. NOTRE DAME LAW REVIEW Bimonthly 0745-3515 NOTRE DAME LAW SCHOOL, NOTRE DAME LAW SCHOOL, ROOM B1, NOTRE DAME, USA, IN, 46556
85. OCEAN DEVELOPMENT AND INTERNATIONAL LAW Quarterly 0090-8320 TAYLOR & FRANCIS INC, 325 CHESTNUT ST, SUITE 800, PHILADELPHIA, USA, PA, 19106
86. PSYCHIATRY PSYCHOLOGY AND LAW Semiannual 1321-8719 AUSTRALIAN ACAD PRESS, 32 JEAYS ST, BOWEN HILLS, AUSTRALIA, QLD, 4006
87. PSYCHOLOGY CRIME & LAW Bimonthly 1068-316X ROUTLEDGE JOURNALS, TAYLOR & FRANCIS LTD, 4 PARK SQUARE, MILTON PARK, ABINGDON, ENGLAND, OXFORDSHIRE, OX14 4RN
88. PSYCHOLOGY PUBLIC POLICY AND LAW Quarterly 1076-8971 AMER PSYCHOLOGICAL ASSOC, 750 FIRST ST NE, WASHINGTON, USA, DC, 20002-4242
89. REVIEW OF CENTRAL AND EAST EUROPEAN LAW Quarterly 0925-9880 MARTINUS NIJHOFF PUBL, PO BOX 9000, LEIDEN, NETHERLANDS, 2300 PA
90. RUTGERS LAW REVIEW Quarterly 0036-0465 RUTGERS UNIV, SCHOOL LAW 123 WASHINGTON ST, NEWARK, USA, NJ, 07102
91. SECURITIES REGULATION LAW JOURNAL Quarterly 0097-9554 WEST GROUP, 610 OPPERMAN DR, EAGAN, USA, MN, 55123-1396
92. SOCIAL & LEGAL STUDIES Quarterly 0964-6639 SAGE PUBLICATIONS LTD, 1 OLIVERS YARD, 55 CITY ROAD, LONDON, ENGLAND, EC1Y 1SP
93. SOUTHERN CALIFORNIA LAW REVIEW Bimonthly 0038-3910 UNIV SOUTHERN CALIF, LAW CENTER UNIV PARK, LOS ANGELES, USA, CA, 90089-0071
94. STANFORD JOURNAL OF INTERNATIONAL LAW Semiannual 0731-5082 STANFORD LAW SCHOOL, STANFORD JOURNAL INT LAW, 559 NATHAN ABBOTT WAY, STANFORD, USA, CA, 94305-8610
95. STANFORD LAW REVIEW Bimonthly 0038-9765 STANFORD LAW SCHOOL, STANFORD JOURNAL INT LAW, 559 NATHAN ABBOTT WAY, STANFORD, USA, CA, 94305-8610
96. SUPREME COURT REVIEW Annual 0081-9557 UNIV CHICAGO PRESS, 1427 E 60 ST, CHICAGO, USA, IL, 60637
97. TEXAS LAW REVIEW Bimonthly 0040-4411 TEXAS LAW REVIEW PUBL INC, 727 E 26TH ST, AUSTIN, USA, TX, 78705
98. UCLA LAW REVIEW Bimonthly 0041-5650 UNIV CALIF, SCH LAW 405 HILGARD AVE, LOS ANGELES, USA, CA, 90024
99. UNIVERSITY OF CHICAGO LAW REVIEW Quarterly 0041-9494 UNIV CHICAGO LAW SCH, 1111 E 60TH ST, CHICAGO, USA, IL, 60637
100. UNIVERSITY OF CINCINNATI LAW REVIEW Quarterly 0009-6881 UNIV CINCINNATI LAW REVIEW, UNIV CINCINNATI COL LAW ROOM 300,TAFT HALL, CINCINNATI, USA, OH, 45221
101. UNIVERSITY OF ILLINOIS LAW REVIEW Quarterly 0276-9948 UNIV ILLINOIS, COLLEGE OF LAW-76 LAW BLDG 504 E PENNSYLVANIA AVE, CHAMPAIGN, USA, IL, 61820
102. UNIVERSITY OF PENNSYLVANIA JOURNAL OF INTERNATIONAL ECONOMIC LAW Quarterly 1086-7872 UNIV PENN LAW SCH, 3400 CHESTNUT ST, PHILADELPHIA, USA, PA, 19104-6204
103. UNIVERSITY OF PENNSYLVANIA LAW REVIEW Bimonthly 0041-9907 UNIV PENN LAW SCH, 3400 CHESTNUT ST, PHILADELPHIA, USA, PA, 19104-6204
104. UNIVERSITY OF PITTSBURGH LAW REVIEW Quarterly 0041-9915 UNIV PITTSBURGH LAW REVIEW, UNIV PITTSBURGH SCHOOL LAW, 3900 FORBES AVE, PITTSBURGH, USA, PA, 15260
105. URBAN LAWYER Quarterly 0042-0905 AMER BAR ASSOC, ADMINISTRATIVE LAW & REGULATORY PRACTICE SECTION, 321 N CLARK ST, CHICAGO, USA, IL, 60610
106. VANDERBILT LAW REVIEW Bimonthly 0042-2533 VANDERBILT LAW REVIEW, VANDERBILT UNIV SCHOOL OF LAW, NASHVILLE, USA, TN, 37240
107. VIRGINIA LAW REVIEW Bimonthly 0042-6601 UNIV VIRGINIA, SCHOOL LAW, CHARLOTTESVILLE, USA, VA, 22901
108. WASHINGTON LAW REVIEW Quarterly 0043-0617 UNIV WASHINGTON SCHOOL OF LAW, WASHINGTON LAW REVIEW 1100 NE CAMPUS PARKWAY 410 CONDON HALL, SEATTLE, USA, WA, 98105
109. WASHINGTON QUARTERLY Quarterly 0163-660X M I T PRESS, 238 MAIN STREET, STE 500, CAMBRIDGE, USA, MA, 02142-1046
110. WISCONSIN LAW REVIEW Bimonthly 0043-650X UNIV WISCONSIN LAW SCHOOL, 975 BASCOM MALL, MADISON, USA, WI, 53706
111. YALE LAW JOURNAL Bimonthly 0044-0094 YALE LAW J CO INC, 401-A YALE STATION, NEW HAVEN, USA, CT, 06520


Nguồn: Social Sciences Citation Index - Web of Science

24/8/10

Xứ ta nó thế!


Dạo này đọc các báo mạng, có vẻ người ta nói rất nhều đền nghề thám tử tư, cung cấp các loại dịch vụ như theo dõi đời tư cá nhân, thu thập các thông tin kinh tế, xã hội...Thậm chí, bản tin thể thao 24/7 của VTV còn có bài ca ngợi dịch vụ này tạo điều kiện cho các cựu vận động viên võ thuật có công ăn việc làm sau khi giải nghệ.

Tuy vậy, nếu xét trên góc độ pháp luật ( cụ thể là các quy định pháp luật hiện nay), các hoạt động này là trái pháp luật.Thực chất thám tử tư là một hoạt động điều tra, mà cụ thể là thu thập các loại tin tức liên quan đến đời tư cá nhân, như vậy trên phương diện pháp luật, khái niệm này được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, có thể khái quát "hoạt động điều tra là một sự kết hợp các thao tác có tính chất tìm kiếm, nhận thức, xác nhận phù hợp với đặc thù của các dấu vết tội phạm, phát hiện, thu giữ, củng cố một cách có hiệu quả các thông tin có giá trị chứng minh trong các dấu vết đó theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm mục đích thu thập, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ chứng minh sự kiện phạm tội ."[1].

Từ định nghĩa trên cũng như các quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì có thể thấy:

Thứ nhất, chủ thể của hoạt động điều tra là cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án.

Thứ hai, mục đích của Hoạt động điều tra là một công cụ, phương tiện khám phá tội phạm, có bản chất và nội hàm của hoạt động nhận thức.

  Chính vì chủ thể tiến hành hoạt động điều tra, chỉ có thể là ba cơ quan nhà nước được quy định như trên, vì thế các công ty, văn phòng thám tử tư không có chức năng đó.

Mặt khác, theo quy định của Luật đầu tư 2004 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, thì trong danh mục cấm cấp phép hoạt động có hoạt động điều tra.Chính vì thế, hoạt động này sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.Có ý kiến cho rằng, đây là việc hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, khi mà chúng ta đã gia nhập WTO [2].

       Như vậy, nếu xét từ góc độ pháp luật thực định rõ ràng dịch vụ thám tử tư là dịch vụ không hợp pháp nếu chiểu theo các quy định pháp luật hiện hành.

        Nhưng tất nhiên, theo quy luật Cung- cầu, xã hội có nhu cầu thì sẽ có bộ phận đứng ra đáp ứng nhu cầu ấy.Có lẽ, sớm hay muộn chúng ta cũng nên chấp nhận chúng như một loại dịch vụ thông thường và nghề thám tử cũng là một nghề như muôn vàn nghề khác trong xã hội.Tuy vậy, cần có những quy định pháp luật hết sức chặt chẽ và thận trọng liên quan đến hoạt động này vì chúng rất dễ xâm phạm đời tư của người khác ở các mức độ khác nhau.Thực tế, du nhập và học hỏi phương Tây có nhiều thứ rất tốt và hữu ích, nhưng làm thế nào để phù hợp văn hóa, tôn trọng kỷ cương pháp luật và đạo đức nước ta là một vấn đề cần cân nhắc kỹ.

  Và trong lúc ấy, người ta vẫn âm thầm hoạt động và người ngoài chỉ có cách nhìn vào và chặc lưỡi” xứ ta nó thế”.
------------------------
Chú thích:

[1] Nguyễn Viết Hoạt (2007), Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự, Tạp chí khoa học Pháp Lý, trường Đại học Luật TPHCM, số 3(40)/2007.

 [2] Cao Bá Khoát (2007), Môi trường pháp lý sau hai năm gia nhập WTO, Tạp chí nhà quản lý, có thể đọc tại: http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Phap-luat-360/Luat_gia_Cao_Ba_Khoat-Moi_truong_phap_ly_sau_2_nam_hoi_nhap_WTO/

15/8/10

Ngày xưa có Mẹ

Ngày xưa có Mẹ
Thanh Nguyên

Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc Mẹ ngày thêm nhiều sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như trời đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi một vòng trái đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài Mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn khôn
Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
Trước khi con biết bật lên tiếng : Mẹ!

Mẹ!
Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống,cho tình yêu,cho hạnh phúc

Me!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời,một mặt đất,một vầng trăng
Mẹ chưa sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
Chỉ có một lần ,Mẹ không ngăn con khóc
Là khi Mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng

Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm mẹ trong ngày
Tiếng trẻ thơ gọi mẹ ngân nga trong quả đất này
Thành âm thanh không thể nào vắng lặng

Mẹ!
Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Cái đốm lửa thiêng liêng
Cháy trong bão bùng,cháy trong đêm tối

Mẹ!
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ

Cổ tích của những ai còn mẹ là :
"Ngày xưa có một công chúa"
hay " Ngày xưa có một ông vua"
Cổ tích của con là : " Ngày Xưa có Mẹ..."

-------------------
P/S:Lâu lắm rồi mới đọc lại bài này, thấy hay quá, post lên đây cho nhớ.Như  một lời tri ân suốt đời tới mẹ.

13/7/10

Miễn bình luận!

Trang của GS Trần Hữu Dũng viết thế này: http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm

"Năm 2008 một trong những người Trung Quốc làm môi giới không chính thức giữa Đảng Cộng sản và Giáo hội Công giáo đi thăm Vatican. Ông ta nói đùa với một chức sắc Tòa Thánh: "Chúng tôi có Ban Tuyên giáo, còn quý vị có Bộ Truyền giáo. Chúng tôi có Ban Cán sự, quý vị có Hội đồng Hồng y". Vị chức sắc Vatican bèn hỏi: "Thế khác nhau ở chỗ nào?". Người Trung Quốc trả lời và mọi người cả cười: "Quý vị là Chúa, còn chúng tôi là Quỷ".
Richard McGregor
(The Party - The Secret World of China's Communist Rulers, tr. 11)"
-----------------
P/S : Gửi những người mà tôi " vô tình" giới thiệu cuốn sách " Đường về nô lệ" ( The road to serfdom) của F.A.Hayek, xin các bạn hãy đọc sách với tất cả sự tỉnh táo, với một đầu óc phản biện cao độ, trên một tinh thuần khoa học chân chính!!

Tuyên truyền & giáo dục pháp luật!

Một người bạn ngày mai ra tòa, cuống cuồng gọi điện khắp nơi hỏi số điện thoại tôi chỉ để hỏi:- Ngày mai tao ra tòa, có cần ăn mặc theo quy định gì không? quần áo đẹp hay không?
Tôi cười ha hả bảo nó: - Có phải mày đi ăn cỗ đâu mà phải mặc đẹp.
Ngẫm lại cũng thấy giật mình.
Đối với người Việt Nam, Pháp luật dường như là một cái gì đó thật cao xa, khó gần và khó hiểu (Mang cả sự lo sợ nữa!?).Mỗi khi nhắc đến pháp luật, người ta giật mình hoảng hốt, có cái gì đó tựa hồ như một sự lo sợ, bất an.

Đối với người Việt Nam, mỗi khi phạm tội người ta thường bảo do thiếu hiểu biết.Tất nhiên đó có thể chỉ là một cái cớ muôn đời để cho người ta chối tội hay dễ dàng xin xỏ, nhưng thật ra nhiều khi đó là sự thật.
Hằng năm quốc hội làm hàng chục luật, chính phủ ra hàng trăm nghị định, các bộ ngành ra vô số thông tư, văn bản, rồi vô số các văn bản pháp luật của các cơ quan chính quyền ở các địa phương nữa.Ngay những người học luật, làm luật còn khó khăn trong việc tìm hiểu, cập nhật chúng huống hồ dân chúng.
Không những thế có rất nhiều văn bản pháp luật ngay cả những người làm công tác pháp luật như cán bộ địa phương, đại biểu quốc hội cũng không biết đến sự tồn tại của chúng!
Thế mới biết hiệu lực của các văn bản pháp luật, cũng như hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật đến người dân của chúng ta còn quá nhiều việc phải làm.
Nhà nước ta là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", chính vì vậy pháp luật cũng phải"của dân, do dân và vì dân", mà nếu nhân dân không biết pháp luật để "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật" thì làm sao nhân dân có thể giám sát các cơ quan nhà nước, thì nhà nước"của dân, do dân và vì dân" nỗi gì?


---------------

P/S: Bài này đã cho lên blog cũ là Business Law nay chuyển qua đây cho nó thống nhất !!?!

9/7/10

Đắm tàu Titanic Việt Nam và nỗi sợ hãi của một dân tộc

Trực Ngôn
Một Chủ tịch tỉnh có lối sống suy đồi, một Bí thư bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm vì có nhiều sai phạm, một anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu trở thành Titanic... Và Larry King sắp đến để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc - đó là những câu chuyện Trực Ngôn chia sẻ cùng quí vị độc giả trong Phát ngôn và Hành động tuần này.

Ai đã bảo vệ sự suy đồi?

Một Chủ tịch tỉnh, một đảng viên... là một người đã từng mua dâm, đã từng đưa gái mại dâm về Hà Nội khi đi công tác và cùng nhau trên một chiếc giường. Chuyện một quan chức có lối sống như vậy thế giới đã từng có. Nhưng ở Việt Nam nỗi ê chề và nhục nhã này đối với người dân tăng gấp nghìn lần. Vì sao cùng một hành động có cùng bản chất mà ảnh hưởng và sự thất vọng ê chề của người dân lại gấp nhiều lần như thế???

Không! Tôi cương quyết không trả lời câu hỏi này. Không ít người được hỏi cũng không chịu trả lời câu hỏi này. Vì sao vậy? Vì trong họ đang mang một sự khinh bỉ vô tận với những kẻ luôn luôn rao giảng đạo đức và bắt người khác phải sống thế này, nói thế kia nhưng lại sống phi đạo đức nhất. Đôi khi vì khinh bỉ quá mà họ không thèm nói cho dù một câu hoặc không thể thốt lên lời.

Không chỉ ông Chủ tịch Hà Giang thấy nhục mà biết bao người dân thấy nhục và đắng cay. Vì sao vậy? Vì đó là nhân cách của một dân tộc. Một người Việt Nam vô danh sống ở nước ngoài cướp của giết người cũng làm cho dân tộc anh ta hổ nhục nói chi đến một lãnh đạo cao cấp...

Trong khi nỗi hổ nhục đang lan vào nhiều gia đình như một cơn bệnh dịch thì người dân lại phải đối mặt với một câu hỏi cho chính họ: vì sao những người biết được lối sống suy đồi của ông Chủ tịch Hà Giang như Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất và chắc là cả Tỉnh ủy nữa mà lại chỉ yêu cầu một đảng viên, một cán bộ cao cấp như thế nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi ông Chủ tịch mắc một lỗi nghiêm trọng đến nhường ấy?

Ha...ha...ha... Thiên hạ này đã chán cái trò rút kinh nghiệm trong quản lý cán bộ lắm rồi.

Làm thiệt hại tài sản của nhà nước: rút kinh nghiệm.

Kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ: rút kinh nghiệm.

Tham ô tham nhũng: rút kinh nghiệm

Mua quan bán chức: rút kinh nghiệm.

Bằng rởm, hồ sơ sửa chữa: rút kinh nghiệm

Đầy tớ đấm dân: rút kinh nghiệm

Và đến bây giờ Chủ tịch tỉnh "nuy" với gái mại dâm trên giường: rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Trường Tô, Ảnh Website Chính phủ
Quản lý cán bộ bằng chính sách "rút kinh nghiệm" chính là thuốc khích thích làm tăng trưởng với một tốc độ kinh hoàng "sự hư hỏng" của cán bộ, đảng viên. Trong cái hành xử "rút kinh nghiệm" chứa đựng cả lợi ích của những người có trách nhiệm xử lý cán bộ cấp dưới (hoặc cả cấp trên) của mình. Đấy còn là sự bao che cho những hành vi suy đồi.

Và mới hôm qua thôi, dư luận lại được biết hai học học sinh bán dâm sau một thời gian "lùng nhùng" đầy bí ẩn bỗng chấp nhận không mời Luật sư bào chữa. Vì sao vậy các em? Ai đã dọa nạt các em? Vì sao vậy các ngài? Những người nắm giữ luật pháp của đất nước?

Thưa các ngài rằng: người dân biết tỏng vì sao hai em học sinh kia đột nhiên lại không chấp nhận Luật sư bào chữa trong khi gia đình họ cầu mong có Luật sư bào chữa. Mà đúng lý, đúng lương tâm, người ta còn phải đấu tranh để hai em học sinh như con cháu mình có được Luật sư bào chữa nếu chính các em và gia đình họ chối từ. Đấy mới là công lý, đấy mới là nhân tính.

Chỉ với những hành vi như thế, người dân đã biết bản chất sự việc là cái gì. Và khi biết điều đó, liệu người dân còn chút nào lòng tin vào sự công bằng nữa không? Than ôi, than ôi!!!

Chỉ mới mấy ngày thôi, những thông tin về vụ mua dâm học sinh trở lại giống như những cú đấm liên tiếp vào "gương mặt nhân bản" của người dân. Người dân đang phải chịu nạn tắc đường, chịu cảnh nóng như giặc lửa, chịu cảnh cắt điện đầy ngẫu hứng, chịu phí bệnh viện và giá thuốc cắt cổ... Thế mà người dân vẫn chịu đựng được. Nhưng liệu người dân có chịu đựng được những cú đấm vào tinh thần và lòng tự trọng của họ được không?

Nhưng xin thưa dân chúng đừng quá tuyệt vọng và đừng gục ngã. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc và đã có thái độ kiên quyết đối với vụ mua dâm học sinh ở Hà Giang. Sự thật sẽ phải được đưa ra ánh sáng cho dù có thể không là tất cả.

Vụ đắm tàu Titanic Việt Nam:

Ai cũng biết rằng: sự tham ô, tham nhũng, hoang phí, vô trách nhiệm... ít khi xảy ra đối với một tập đoàn kinh tế tư nhân. Bởi mọi tài sản và sự sống còn của tập đoàn là tài sản và sự sống còn của những cá nhân chịu trách nhiệm tập đoàn đó.
Ông Phạm Thanh Bình, Ảnh VNN
Còn đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay và như trước kia là các công trường, nhà máy, xí nghiệp... khi giao quyền quản lý cho cán bộ của mình thường đứng trước nguy cơ bị những cán bộ quản lý đó lợi dụng và vơ vét cho cá nhân mình. Bởi thế mà có không ít các tập đoàn kinh tế Nhà nước càng ngày càng suy kiệt nhưng các cá nhân là lãnh đạo những tập đoàn đó càng ngày càng béo tốt.

Vinashin - Tập đoàn kinh tế siêu hùng. Vinashin - Anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu Việt Nam... đã trở thành Titanic Việt Nam thế kỷ XXI. Con tàu huyền thoại (hay hão huyền?) của nền kinh tế Việt Nam đang từ từ chìm xuống kéo theo số phận của hơn 80.000 tỷ đồng nợ nần.

Trong những ngày tháng này, cái tên Vinashin đang vang lên như một nỗi khiếp sợ với người dân. Những người nông dân đang cấy lúa bỗng quỵ xuống cánh đồng lầy lội và oi nóng đến ngạt thở và khóc rống lên, những công nhân trong các hầm mỏ úp mặt vào tầng vỉa nức nở tưởng không bao giờ dứt, nước mắt những ngư dân ngày đêm lênh đênh trên biển đánh bắt cá bắt đầu tuôn chảy làm nước biển dâng cao hơn, những người thợ may xuất khẩu bị kim khâu đâm vào mười ngón tay chảy máu đầm đìa...

Họ như chết đứng bởi họ biết rằng con cháu họ sẽ cấy lúa trồng khoai, đánh bắt từng con tôm con cá, may từng cái quần soọc, bán từng kg than... có thể trong hàng trăm năm nữa để mà góp phần trả nợ cho những cái tên như Vinashin.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Phạm Thanh Bình đã trở thành một ông vua. Ông Toàn quyền trong nhiều quyết định. Chỉ riêng việc bổ nhiệm con trai ông làm đủ thứ chức vụ khi mới 27 tuổi mà không cần xin ý kiến của tập thể lãnh đạo hay Thường vụ Đảng ủy tập đoàn thì chúng ta mới thấy sự lộng quyền thời nay của không ít cán bộ có quyền chức ghê gớm và ngang ngược như thế nào.

Ai đã cho ông cái quyền ấy? Khi mà ở nước ta, Chi ủy, Đảng ủy, Ban Giám đốc hay ban Lãnh đạo của một cơ quan Nhà nước luôn luôn là một chỗ dựa vững chắc và cũng là người giám sát những cửa quyền, những độc quyền, những tư lợi...

Thế mà ông Phạm Thanh Bình cứ làm như ở chốn không người cho đến khi dư luận lên tiếng. Ai đã cho ông cái quyền lớn như vậy? Nếu không là một ai đó cụ thể thì chính Ban Giám đốc và Đảng ủy nơi ông đang tùy tiện hơn cả mọi tự do quyết định đánh đắm con tàu kinh tế Titanic Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Một tờ báo viết: Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của ông Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Có thật đây là một thông báo chính xác không? Nếu đúng là thông báo của UBKT TƯ thì người dân lại bị hoang mang.

Vì sao lại hoang mang? Vì một người sai phạm như thế và có nguy cơ đốt 80.000 tỷ thành tro bụi sao lại dùng chữ "đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật"? Trong khi đó, phải dùng chữ "phải bị truy tố" mới đúng chứ. Một kẻ lừa đảo chiếm đoạt vốn của người khác mấy trăm triệu hay mấy tỷ còn bị truy tố huống hồ là 80.000 tỷ.

Hay bởi 80.000 tỷ này là tiền CHÙA đây? Mà việc tiêu tiền CHÙA cũng đã và đang là một dịch nạn ở Việt Nam từ lâu lắm rồi. Xin thưa số tiền đó có một phần tiền của cá nhân tôi đóng thuế đấy cho dù nó chỉ là một đồng.

Nhân dân xin những con "sâu" đừng bò lên cao nữa...

Báo Người lao động ra ngày 5 tháng 7 viết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã có cuộc họp kiểm điểm việc Bí thư Tỉnh ủy Trần Thị Kim Cúc bị tố cáo có nhiều sai phạm. Tại cuộc họp, nhiều cán bộ Thường vụ đã thống nhất 4/5 vấn đề tố cáo bà Cúc là có cơ sở.
Bà Trần Thị Kim Cúc, Ảnh Văn nghệ Tiền Giang
Theo đó, bà Cúc đã bị tố cáo có chủ trương cho UBND tỉnh bán hết Công ty CP Du lịch Tiền Giang cho gia đình ông Hoàng Kiều; ưu ái nhà đầu tư ở KCN Tân Hương một cách kỳ lạ bằng cách "biếu" không cho Công ty Nhựt Thành Tân 77,5 tỷ đồng mà chưa thông qua HĐND tỉnh... Ngoài ra, bà Cúc còn có người con nuôi là cán bộ ngân hàng có hành vi giật nợ hàng tỷ đồng và có dấu hiệu vi phạm hình sự trong việc tham ô tài sản.

Nhiều người dân rất chân thành nhưng cũng rất ngờ nghệch và tội nghiệp mà tôi từng là một người trong số họ. Trước kia họ cứ băn khoăn không biết làm sao mà nhiều quan chức giàu có thế. Một thời nhân dân đã mạnh dạn công khai xin đồng chí Giám đốc này, đồng chí Chủ tịch kia, đồng chí Bí thư nọ... hãy mau mau cứu dân bằng cách dạy cho dân cách làm giàu. Vì chỉ sau một khóa tại vị, các đồng chí ấy có cơ man đất đai, nhà cửa, tiền bạc...

Người dân rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và sự dũng cảm của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang bởi một lý do rất đơn giản. Đó là họ đã dám lên tiếng đấu tranh [với] sự sai trái của một Bí thư. Nghĩa là họ đấu tranh với chính người lãnh đạo mình. Bởi người dân vẫn nghĩ lâu nay có cho vàng cho bạc thì cấp dưới cũng chẳng dám đấu tranh với cấp trên cho dù biết cấp trên sai phạm rõ ràng. Vì đấu tranh với cấp trên thì "tránh đâu" và cuộc đời sự nghiệp của không ít người đã từng đấu tranh phải chấm dứt một cách thê thảm từ khi còn trẻ.

Sự dũng cảm của một Tỉnh ủy nói thực ra vui thì ít mà buồn thì nhiều vì hành động đáng lẽ bình thường lại trở nên hiếm hoi giữa thời buổi này. Nhưng dù thế nào thì cũng cho thấy có một sự chuyển biến dẫu chỉ bằng hạt cát trên sa mạc trong cuộc đấu tranh làm trong sạch cán bộ. Nhưng qua những vụ việc như của ông Chủ tịch Tô quyền to hơn cả những dãy núi Hà Giang và bà Bí thư Cúc uy lực rộng hơn cả vùng biển Tiền Giang... mới thấy sự tha hóa của cán bộ đang bò ngược lên.

Trực Ngôn nói thế không biết có đúng không? Nhưng Trực Ngôn tôi dựa vào biểu đồ các quan chức của chúng ta phạm tội bị đưa ra công luận. Trước kia chỉ có Chủ tịch xã, rồi đến Chủ tịch huyện lộng hành, ức hiếp dân, tham ô tham nhũng... còn bây giờ đã đến cỡ Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh rồi. Nguy lớn rồi.

Dẫu vẫn biết đó chỉ là những con sâu BỰ bỏ rầu nồi canh nhưng nhân dân vẫn ngày đêm cầu xin những con sâu ấy đừng bò lên cao nữa và lên cao nữa...

Nó mà lên cao nữa thì... than ôi...

Larry King sẽ đến làm việc tại Việt Nam sau khi "thoái vị"

Với Larry King, chúng ta có thể nói ông là ông hoàng trong giới phát thanh truyền hình không chỉ đối với người Mỹ mà đối với cả thế giới đã tuyên bố thoái vị trong khi mà ông vẫn còn tỏa sáng trong thế giới truyền thông. Ông đã biết ra đi đúng lúc và đúng cách. Và thêm một lần nữa, ông lại đính thêm một viên kim cương vào nhân cách của ông.

Ông đã dừng đúng lúc và ông được tất cả. Một người biết dừng đúng lúc là một kẻ thông minh và sự thông minh này cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhân cách. Một nguồn tin không chính thức cho hay: sau khi từ giã chiếc ghế "vàng son" của mình, Larry King quyết định sẽ đến làm việc ở Việt Nam một thời gian.

Chúng ta đều biết: không một ai tỏa sáng mãi mãi bằng cách cứ ngồi lì ở nơi chốn họ đã từng một lần tỏa sáng. Nhưng lại có rất nhiều kẻ đã tắt vẫn tìm mọi cách để ôm lấy nơi chốn mà đúng ra họ phải ra đi. Những kẻ đó là những kẻ vừa tham lam lại vừa ngu tối. Những kẻ đó vừa tự vấy bẩn mình và biến mình trở thành những vật cản quá lớn với sự tiến bộ của xã hội và thật bi hài.

Với trường hợp Larry King, tôi mở to hết cỡ đôi mắt mình nhìn ra xung quanh trong phạm vi tầm nhìn của mình để kiếm tìm một người như vậy. Nhưng tôi đã thất bại. Những kẻ tham quyền cố vị quá đông và những người biết dừng lại đúng lúc và ra đi đúng lúc thật hiếm hoi đến nhường nào. Điều đó cho thấy sự háo danh và tham lam quyền lực có khả năng làm cho những kẻ vốn minh mẫn trở nên lú lẫn.

Sẽ kinh khủng và xúc phạm làm sao khi những chiếc lá già cỗi hay những bông hoa đã tàn úa vẫn cố bám lấy cành cây và không chịu rụng xuống. Những chiếc lá già và những bông hoa tàn rụng xuống đúng lúc luôn luôn làm nên những vẻ đẹp thật kiêu sa và huy hoàng đôi khi như lúc những chiếc lá kia và những bông hoa kia bật ra khỏi cành. Nhưng khi những chiếc lá già cỗi và những bông hoa tàn cố bám lấy cành thì đã gián tiếp làm đen bẩn cái cây và chống lại quy luật của sự phát triển.

Nghe tin Larry King có thể đến Việt Nam làm việc một thời gian thì người dân hỏi: Larry King đến Việt Nam để làm gì nhỉ? Có phải ông đến để giúp Truyền hình Việt Nam đào tạo các MC? Hay là ông đến để giúp VietNamNet cách làm bàn tròn trực tuyến cho thật hay?

Không. Ông không có thời gian để làm những việc nhỏ ấy. Ông đến Việt Nam để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc. Đến được vinh quang vô cùng khó nhưng biết cách rời bỏ vinh quang mới khó làm sao. Nếu không thì anh ta chỉ là một thằng hề lố bịch và trở thành một vật cản mà những người đang đi về phía trước chỉ muốn vứt anh ta ra vệ đường.

Khi Larry King có chương trình giảng dạy "làm thế nào để tránh được sự tham quyền cố vị" một cách cụ thể. Chúng tôi sẽ thông báo cho những ai muốn tham dự lớp học này để tiện bề đăng ký. Nhưng Ban tổ chức lớp học này lo sợ rằng sẽ có rất ít người đến học. Nhất là các vị chức sắc, sẽ là hầu hết các vị không đến học lớp này được với lý do: "Mình bận giải quyết nhiều việc quá. Thông cảm cho mình".

Nỗi sợ hãi của một dân tộc

Đội tuyển Argentina đã thất bại ở Nam Phi. Giấc mơ về ngày bước lên ngai vàng bóng đá thế giới của họ đã bị đập tan. Những người yêu đội tuyển Argentina và Maradona lo sợ ngày trở về quê hương của họ. Họ hình dung ra sự giận dữ và cả những lời nguyền rủa của những người Argentina. Nhưng sự thật đã hoàn toàn khác.

Có lẽ lâu nay chúng ta ít thấy một đất nước nào đón những người con thất trận của họ trở về như ở Argentina. Người ta nhìn thấy nụ cười của Maradona, nụ cười của người vừa thất trận trước đó. Juan Cabandie, một quan chức trong chính quyền Argentina nói: "Khi Maradona làm bất cứ việc gì, thì cho dù kết quả ra sao đi nữa, điều đó cũng không quan trọng. Hãy xem cách mà hàng triệu người dân Argentina chào đón ông, các bạn sẽ biết ở đất nước chúng tôi Diego quan trọng như thế nào".

Tổng thống Kirchner lên tiếng "Khi Đức đánh bại Argentina, toàn bộ người dân Argentina đều rất buồn. Nhưng chúng ta cần kiên nhẫn với Maradona, đội bóng cũng như đất nước Argentina cho dù nỗi buồn này sẽ còn kéo dài. Tôi đã gọi cho Maradona sau cuộc họp báo của ông ấy, nhưng ông ấy không thể nói lên lời vì đang khóc. Tôi ủng hộ ông ấy bởi không ai có thể đem lại nhiều niềm vui trên sân cỏ như Diego Armando Maradona đã đem lại cho chúng ta", "Tôi đã mời toàn bộ đội tuyển tới Cung điện Tổng thống, nhưng họ từ chối bởi họ cảm thấy rằng mình không xứng đáng với vinh dự này. Nhưng tôi tin rằng họ đã sai bởi họ xứng đáng được như vậy, và tôi sẽ đợi họ".

Vì sao lại có hình ảnh ấy và những hành xử ấy đối với một đội quân thất trận mà người có trách nhiệm cao nhất là "nguyên soái sân cỏ" Maradona? hay nói đúng hơn là vì sao lại có một tình yêu như thế từ những người dân thường cho đến vị Tổng thống của Argentina giành cho những người con thất trận của mình?

Câu trả lời thật đơn giản: vì Maradona đã thể hiện một tình yêu chân thành và nồng cháy với bóng đá và với Tổ quốc mình. Vì Maradona có thể làm được thậm chí hơn cả một vị Tổng thống là mang đến cho những con người trên mảnh đất Argentina tình yêu và niềm kiêu hãnh về Tổ quốc mình. Và bóng đá chỉ là một cách mà Maradona đã bày tỏ tình yêu của ông với dân tộc Argentina.

Trong lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới, có không ít những người lính và những vị tướng đã thất trận trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nhưng họ đã được dân tộc họ ghi danh đời đời như một niềm tự hào lớn lao. Bởi những người lính và những vị tướng ấy cho dù thất trận nhưng họ vẫn mãi mãi là biểu tượng của lòng yêu nước và sự hiến dâng đến hơi thở cuối cùng cho Tổ quốc.

Cái điều mà Maradona làm được hơn cả những trận thắng hay chiếc Cup vàng sân cỏ là ông đã thổi vào những người dân Argentina tình yêu dân tộc họ. Ông đã mang đến cho những người Argentina một niềm tin kỳ lạ ngay trong chính sự thất bại tạm thời của mình. Cao hơn triệu lần một huấn luyện viên, ông đã trở thành một thủ lĩnh tinh thần của những người Argentina. Đấy chính là sự hiến dâng lớn nhất của ông cho dân tộc Argentina.

Và tôi thấy, một người đứng đầu của một đất nước cũng vậy, ông ta hay bà ta không có con đường nào khác là con đường phải trở thành thủ lĩnh tinh thần của dân tộc đó. Một dân tộc có thể phải đi qua đói rét, phải đi qua máu chảy, phải đi qua những thất bại... nhưng điều tối thượng là người lãnh đạo dân tộc đó không bao giờ làm mất lòng tin của nhân dân mình. Nếu một thủ lĩnh của một đất nước không mang đến cho nhân dân của mình niềm tin và tình yêu đất nước thì đó chắc chắn là một thủ lĩnh thất bại hoàn toàn.

Không ai hay không một dân tộc nào lại không một lần thất bại hay rơi vào những nguy nan. Nhưng điều đó không phải là nỗi sợ hãi đối với dân tộc đó. Điều sợ hãi chính là khi một dân tộc không tìm lại được niềm tin nữa thì nghĩa là họ sẽ thất bại mãi mãi.
Cảnh chầu chực xin học cho con tại Trường Mầm Non B, Tây Hồ, Ảnh CAND
Một cảnh tượng đau lòng ở Hà Nội:

Có một ngày ở Trường Mầm Non B, quận Tây Hồ, người ta đã phải chứng kiến một cảnh tượng thật đau lòng mà không hiểu được vì sao.

Đó là cảnh hàng trăm phụ huynh già có trẻ có cầm đơn xin học cho con cháu mình vọt lao lên phía trước như những vận động viên chạy 100 mét trên đường đua khi có súng hiệu.

Không. Sự ví von này thật nhạt nhẽo, thật vô tâm. Có lẽ phải ví hàng trăm phụ huynh như những con người đang nhoài về phía trước như những người đang bị sóng biển đánh chìm với hy vọng mong manh để bíu được mạn thuyền mong thoát chết.

Vậy những phụ huynh kia đang phải chống chọi với điều gì mà khủng khiếp vậy? Họ đang chống chọi với việc con cháu họ có nguy cơ bị loại khỏi danh sách nhập học.

Xin thưa, đấy chỉ là một trường mầm non chứ không phải là một trường đại học. Có lẽ vì chúng ta đã và đang mải mê nói và chắc còn mải mê nữa về những điều rất là to tát cho một tương lai xa xôi với một trí tưởng tượng ghê gớm trong khi đó chúng ta không xây đủ những trường mầm non tốt cho những đứa trẻ để những ông bà, những cha mẹ phải săn lùng và có lúc như là tranh cướp cho con cháu họ một chỗ trong cái lớp học kia.

Hình ảnh nhân văn của một quốc gia hay nói rộng hơn đó chính là những gì mà Chính quyền sở tại làm cho những đứa trẻ và những người già. Một quốc gia mà người lớn phải tranh giành lớp học cho con cháu mình và những đứa trẻ phải đu dây qua sông đi học thì là một quốc gia như thế nào khi quốc gia đó có thể để cho một ông Chủ tịch Hội đồng quản trị một tập đoàn dễ dàng tiêu hủy đi cả 80.000 tỷ đồng?

Nhân cách của người lớn chúng ta trước cuộc sống hiện tại và tương lai của con cháu chúng ta là thế đấy.
---------------------------
Với tất cả sự khâm phục của mình, xin chân thành cảm ơn bài viết " sắc lẹm" này của Trực Ngôn.